Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một chứng bệnh rối loạn hành vi có thể khiến nhiều phiền toái và hậu quả nghiêm trọng xảy ra với trẻ và gia đình. Cùng tìm hiểu ngay để phòng tránh chứng bệnh này mẹ nhé!
Điều gì gây ra ADHD?
Rối loạn tăng động giảm chú ý là chứng bệnh kéo dài qua nhiều giai đoạn phát triển của trẻ
Nguyên nhân chính xác của ADHD vẫn chưa được xác định, nhưng tình trạng này đã được chứng minh là có nguồn gốc gen di truyền trong gia đình. Các yếu tố khác được đề xuất có khả năng gây ADHD bao gồm:
Sinh non (trước tuần thứ 37 của thai kỳ)
Bé có cân nặng thấp
Mẹ mang thai hút thuốc, lạm dụng rượu hoặc ma túy trong thai kỳ
ADHD có thể xảy ra ở những người có khả năng trí tuệ thấp mặc dù nó phổ biến hơn ở những người gặp khó khăn trong học tập.
Triệu chứng của bệnh
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn hành vi bao gồm các triệu chứng như vô tâm, thiếu tập trung, hiếu động thái quá và bốc đồng.
Các triệu chứng của ADHD có xu hướng được xây dựng từ khi trẻ còn nhỏ và có thể trở nên rõ rệt hơn khi hoàn cảnh của trẻ thay đổi, chẳng hạn như khi chúng bắt đầu đi học. Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán khi trẻ em từ 6 đến 12 tuổi.
Các triệu chứng của ADHD thường cải thiện theo tuổi tác, nhưng có thể để lại các vấn đề khi trẻ đã trưởng thành như rối loạn giấc ngủ và thường xuyên lo lắng...
Điều trị ADHD
ADHD khiến trẻ có xu hướng nghịch ngợm hơn bạn cùng lứa
Không có cách chữa trị ADHD dứt điểm. Các phương pháp đang được áp dụng hiện nay đều nhằm khống chế bệnh, giảm bệnh trong sự cho phép với sự hỗ trợ giáo dục, tư vấn phù hợp cho cha mẹ và trẻ em bị bệnh, bên cạnh việc dùng thuốc, nếu cần thiết.
Thuốc thường là phương pháp điều trị đầu tiên được cung cấp cho người lớn mắc ADHD, mặc dù các liệu pháp tâm lý như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) cũng có thể được áp dụng.
Nếu gia đình có trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý hoặc đang nghi ngờ bị bệnh, cha mẹ hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý ngay để xác định bệnh và điều trị kịp thời. Đừng ngần ngại nhờ sự giúp đỡ của người thân và người có chuyên môn bởi đơn giản, điều trị ADHD là cuộc chiến không thể đơn độc.
Sống cùng ADHD
Chăm sóc một đứa trẻ bị ADHD có thể là một thách thức nhưng điều quan trọng cần ghi nhớ là người bệnh không thể tự xoay xở với bệnh mà cần một người đồng hành đáng tin cậy trong tất cả các hoạt động.
Cha mẹ hãy phối hợp cùng bác sĩ để điều trị bệnh cho trẻ
Mặc dù đã lớn, cha mẹ muốn trẻ tự lập và không muốn bị phiền toái bởi những việc nhỏ mà trẻ có thể làm thành thực, nhưng một khi đã mắc bệnh, trẻ cần sự hỗ trợ và đồng hành tối đa của người thân trong hoạt động hàng ngày bao gồm:
Cho con ngủ vào ban đêm
Chuẩn bị cho trẻ đi học đúng giờ
Lắng nghe và trò chuyện cùng trẻ
Tham gia những sự kiện cùng trẻ
Mua sắm cùng trẻ
Hãy tạo một thời gian biểu và xây dựng lối sống lành mạnh cùng con. Thường xuyên cho con tập thể dục, ăn uống khoa học, đi ngủ và thức dậy đúng giờ, ghi chép lại mọi biểu hiện tăng động của trẻ sau khi có hoạt động hay ăn hoặc uống một thực phẩm nào đó và trao đổi cùng bác sĩ.
Theo NHS
0 nhận xét:
Đăng nhận xét